Vi phạm bản quyền trên mạng tại Việt Nam vẫn đang ở mức cao

12:18 - 24/04/2024

Vấn nạn xâm phạm bản quyền trên không gian ảo và nhiều lĩnh vực khác lâu nay vẫn chưa thể tìm ra giải pháp khắc phục triệt để.

Vi phạm bản quyền trên mạng tại Việt Nam vẫn đang ở mức cao

 

Vi phạm bản quyền tại Việt Nam, đặc biệt trên môi trường số, diễn ra với muôn hình vạn trạng cách thức xâm phạm. Theo đó, có đến 80% vi phạm bản quyền đang diễn ra trên các nền tảng số, gây thiệt hại 348 triệu USD năm 2022, tương đương 7.000 tỷ đồng.

Việt Nam có 15,5 triệu người thường xuyên truy cập vào web lậu, khiến nước ta lọt vào tốp 3 khu vực về vi phạm bản quyền. Không chỉ trên không gian ảo, vấn nạn xâm phạm bản quyền ở nhiều lĩnh vực lâu nay vẫn là câu chuyện nói mãi mà vẫn chưa thể tìm ra giải pháp khắc phục triệt để.

Những bộ phim được sao chép được đăng tải trên website, phần mềm lậu, cover ca khúc của người khác mà không xin phép hay vô tư mang đi biểu diễn với mục đích thương mại... vẫn đang diễn ra, trở thành thói quen dù điều này là tiếp tay cho các hành vi vi phạm pháp luật. Nhưng vì miễn phí nên nhiều người dùng vẫn vô tình xem phải những nội dung ấy trên Internet.

Là tác giả sáng ca khúc "Việt Nam trong tôi là" từ năm 2015 khi tham gia cuộc thi Giọng hát Việt, đến giờ, nữ ca sĩ Yến Lê vẫn đang liên tục phải xử lý tình trạng vi phạm bản quyền ca khúc này, đặc biệt khi các nền tảng số ngày càng trở thành môi trường béo bở để kiếm tiền.

"Một vài anh chị em nghệ sĩ có tên tuổi và gạo cội tại Việt Nam đã sử dụng ca khúc "Việt Nam trong tôi là" như một sản phẩm âm nhạc chính thức, phát hành trên youtube và một số nền tảng khác. Và khi phía Yến Lê liên hệ thì anh chị bảo không biết hoặc do nghĩ là đã xin phép. Nhưng khi team rà soát lại thì hầu như không có sự xin phép" - nghệ sĩ Yến Lê chia sẻ.

Anh Trần Ngọc Tuấn Anh - chuyên gia về YouTube - cho rằng: "Đôi khi có sự chồng chéo giữa luật bản quyền của Việt Nam và luật bản quyền của nước ngoài. Họ đánh tráo các khái niệm, quyền sở hữu, họ kháng cáo lại việc report của các nghệ sĩ nên khi xử lý trên nền tảng số chưa được dứt điểm".

Theo ông Hoàng Đình Chung, Giám đốc Trung tâm Bản quyền số, ứng dụng công nghệ, mã hóa nội dung trước khi đưa lên môi trường số được kỳ vọng là phương án chống vấn nạn đánh cắp bản quyền đang "hoành hành" hiện nay.

"Yếu tố công nghệ là rất quan trọng vì các đối tượng ăn cắp bản quyền rất giỏi công nghệ. Cần phải có một hệ thống công nghệ từ những công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI) vào hoạt động phát hiện, trục nền tảng số sẽ đồng bộ giải pháp công nghệ" - ông Hoàng Đình Chung cho biết.

Đổi tên miền, tạo ra hàng trăm website trong cùng một thời điểm là cách các đơn vị phi pháp đang làm. Nếu như không có các hướng dẫn cụ thể để thực thi, chúng ta sẽ bị thua cuộc trong cuộc chiến chống vi phạm bản quyền, nhất là khi môi trường mạng không ngừng phát triển những thủ đoạn mới theo sự phát triển của công nghệ.


 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thanh toán hóa đơn SCTV

lịch phát sóng trên truyền hình

Cáp nét siêu tốc - Cơn lốc quà tặng từ SCTV

TRỌN GÓI INTERNET SIÊU TỐC - TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ ĐỈNH CAO TỪ SCTV

 

Tin tổng hợp

Liên kết trang

 

Truyen hinh cap va Mang Internet SCTV

 

sctvonline

Trang tin sống động từng giây scj-shopping
Trang tin chuyện nóng 24h

 

Nguồn: Vietcombank

 

Nguồn: Minh Ngọc

Truyền hình - Điện ảnh

Scroll

Đang gửi...